Bệnh trĩ ngoại có thực sự nguy hiểm như người ta nói?
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Bệnh trĩ ngoại được xem là một dạng bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay, với nhiều những biểu hiện điển hình gây khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Trĩ ngoại có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng khác nhau. Chính vì vậy nó trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, người bệnh cũng luôn lo lắng rằng bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là 1 trong 3 dạng trĩ thường gặp ở nhiều người khác nhau. Bệnh trĩ ngoại có thể được hiểu là búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn, bệnh nhân có thể quan sát hình ảnh trĩ ngoại bằng mắt thường.
Khi thành tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép quá lâu khiến lượng máu lưu thông ở vùng này kém đi, khiến chức năng hoạt động của các mô hậu môn giảm sút, đàn hồi hoặc giãn nở quá mức sẽ dẫn đến sa búi trĩ ngoại.
Khi búi trĩ ngoại bị sa ra ngoài hậu môn tức là lúc này bệnh nhân bắt đầu bước vào giai đoạn nặng của bệnh. bệnh trĩ ngoài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
Các cấp độ của trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại cũng giống như các bệnh trĩ khác, bệnh được chia làm 2 giai đoạn và 4 cấp độ.
Bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ.
Bệnh trĩ giai đoạn nhẹ hay còn gọi là giai đoạn cấp tính bao gồm trĩ ngoại độ 1, trĩ ngoại độ 2
- Trĩ ngoại cấp độ 1: Các búi trĩ mới được hình thành nên có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng bằng hạt đậu. Chúng ta phát hiện các búi trĩ xuất hiện phía bên ngoài hậu môn chèn ép ảnh hưởng đến các tĩnh mạch quanh hậu môn hay có thể do viêm nhiễm hoặc tụ máu kéo dài.
- Trĩ ngoại cấp độ 2: Kích thước của búi trĩ đã lớn hơn thời điểm ban đầu gây cản trở quá trình đẩy phân ra ngoài khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau đớn khi đi đại tiện. Khi đi đại tiện, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện máu trên giấy lau vệ sinh.
Bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng.
Hay còn gọi là giai đoạn mãn tính bao gồm trĩ độ 3 và trĩ độ 4
- Trĩ ngoại cấp độ 3: Trĩ ngoại độ 3 có những triệu chứng nguy hiểm như là búi trĩ sa xuống hậu môn, sau đó người bệnh cần phải dùng tay để đẩy trở lại bên trong. Đặc biệt lúc này hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện đã trở nên nghiêm trọng hơn trước, hậu môn đã bắt đầu tiết dịch có mùi hôi tanh khó chịu.
- Trĩ ngoại cấp độ 4: Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ sa hẳn ra khỏi hậu môn, không có cách nào đẩy lại vào bên trong được nữa. Hiện tượng chảy máu mỗi khi đi đại tiện ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí có nhiều bệnh nhân bị ngất do bị mất máu quá nhiều.
Qua những biểu hiện rất cụ thể của bệnh trĩ ngoại qua từng cấp độ, bệnh nhân luôn cảm thấy lo lắng liệu bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân hay không?.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?
Để giải đáp câu hỏi bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, bác sĩ khoa hậu môn trực tràng có giải đáp rất cụ thể về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại đối với bệnh nhân.
Bệnh trĩ ngoại nếu được điều trị sớm thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, vì vậy chúng ta không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cũng không nên để tình trạng bệnh trĩ ngoại kéo dài bởi nó sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh nhân. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu bệnh trĩ ngoại gây biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân do những biến chứng của nó gây ra.
Một số những biến chứng, ảnh hưởng của bệnh trĩ ngoại đối với người bệnh:
- Hiện tượng táo bón kéo dài gây đại tiện khó khăn, thậm chí là khiến đại tiện ra máu.
- Hiện tượng chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện kéo dài, bệnh nhân có thể mắc bệnh thiếu máu. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn bệnh nhân có thể bị ngất cho thiếu quá nhiều máu.
- Khi búi trĩ sa ra ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu, đau rát khiến người bệnh đi lại khó khăn, không tập trung trong công việc gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
- Phụ nữ mắc bệnh trĩ ngoại dễ gây viêm nhiễm phụ khoa
- Người mắc bệnh trĩ ngoại ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng và nhu cầu sinh lý của người bệnh.
- Bệnh trĩ ngoại mức độ nặng là một trong những nguyên nhân gây áp xe hậu môn, bệnh ung thư trực tràng nguy hiểm đến tính mạng con người.
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có thể thấy rằng, mặc dù trĩ ngoại không đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng lại trực tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm sinh lý thậm chí là sức khỏe của người bệnh.
Bài viết xem thêm:
Lời khuyên của bác sĩ
Để hạn chế tình trạng bệnh trĩ ngoại ngày càng phát triển nặng hơn, chúng ta cần chú ý đến lời khuyên của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh:
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều rau, các loại trái cây có tính chất tiêu hóa tốt, nhiều nước (khoai lang, chuối chín, dưa hấu, lê…).
- Nên uống nhiều nước, giúp tăng khả năng nhuận tràng, làm mềm phân và hạn chế triệu chứng táo bón kéo dài. Mỗi ngày nên uống khoảng từ 1,5 -2 lít nước, uống làm nhiều lần, không uống một lúc.
- Tránh ngồi lâu một chỗ, giữa buổi làm việc nên có giải lao để đi đi lại lại nhẹ nhàng.
- Hàng ngày nên vận động cơ thể với các hình thức khác nhau tùy theo sức khỏe và điều kiện của từng người.
- Cần bỏ thói quen đi đại tiện ngồi lâu và không nên ăn, uống có các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Qua những thông tin, giải đáp về vấn đề bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không hy vọng sẽ giúp cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại hiểu rõ thêm được về mức độ nguy hiểm của chứng bệnh lan rộng toàn xã hội này.