Cách khám âm đạo ở phụ nữ như thế nào?
Cho đến nay, tỉ lệ phụ nữ mắc các bệnh về vùng âm đạo ngày càng cao. Lý do chủ yếu để xảy ra tình trạng này là vì nữ giới chưa có thói quen khám âm đạo và còn chủ quan về vấn đề này. Vậy cách kham am dao phu nu là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này để biết được cách khám âm đạo an toàn và chính xác nhất nhé!
Khi nào cần đi khám âm đạo?
Khám âm đạo là hình thức kiểm tra tổng thể vùng âm đạo của người phụ nữ với mục đích tìm ra những dấu hiệu bất thưởng. Từ những dấu hiệu đó, bác sĩ sẽ chuẩn đoán và có những phương pháp điều trị thích hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Vậy khi nào phụ nữ cần đi khám âm đạo?
Các bác sĩ tại phòng khám Thái Hà khuyên bạn nên thực hiện việc thăm khám vùng kín ít nhất từ 3 đến 6 tháng một lần để có thể chủ động ngăn ngừa và phòng chống bệnh cho chính mình.
Ngoài ra, khi nhận thấy những biểu hiện bất thường tại vùng kín như: khí hư ra nhiều không kiểm soát, có mùi hôi khó chịu và có màu lạ, ngứa âm đạo,… thì chị em cần đến khám để phát hiện bệnh kịp thời, tránh việc ủ bệnh lâu ngày sẽ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Cách khám âm đạo phụ nữ
Trước khi tiến hành khám âm đạo, bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng chị em gặp phải hoặc tiền sử bệnh phụ khoa để họ có thể nắm được sơ qua về tình trạng bệnh của bạn. Các cách khám âm đạo ở phụ nữ cơ bản sẽ bao gồm:
Bước 1 : Khám bên ngoài vùng âm đạo
Đây là bước đầu tiên rất quan trọng nên bạn cần tuân thủ theo đúng mọi chỉ dẫn của bác sĩ.
Đầu tiên, người bệnh sẽ được chỉ định nằm trên giường khám chuyên khoa để tiến hành thăm khám ngoài âm đạo như xem có biểu hiện sưng tấy, mẩn đỏ hay không, có khí hư bất thường hoặc có mụn rộp sinh dục không,…Từ đó sẽ đưa ra những nhận xét ban đầu về tình trạng âm đạo của người bệnh. Với bước đầu này, bác sĩ chủ yếu sẽ dùng tay và quan sát bằng mắt thường để quan sát.
Bước 2 : Thăm khám âm đạo bằng phễu mỏ vịt
Chất liệu cấu tạo của phễu mỏ vịt chủ yếu là bằng nhựa hoặc kim loại chuyên dụng. Tác dụng của phễu mỏ vịt là dùng để tách các ngóc ngách bên trong âm đạo của người nữ nhằm phát hiện bên trong âm đạo có gì bất thường hay không.
Bác sĩ sẽ dùng chiếc phễu mỏ vịt chuyên dùng cho việc khám phụ khoa đã được bôi trơn, nhẹ nhàng đưa vào bên trong âm đạo. Lúc mới đầu có thể chị em sẽ cảm thấy khó chịu, căng tức vùng bụng dưới nhưng sẽ không gây đau đớn nên chị em có thể yên tâm về điều đó.
Với bước thăm khám này, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung hoặc lấy dịch nhầy để làm xét nghiệm.
Bước 3 : Thăm khám âm đạo bằng tay
Đây là bước cuối cùng trong quy trình khám âm đạo ở phụ nữ. Sau khi sử dụng xong phễu mỏ vịt, bác sĩ sẽ dùng một ngón tay đã được đi bao để đảm bảo vệ sinh và tránh tổn thương vùng kín của chị em.
Bước này để kiểm tra xem tử cung, buồng trứng và vùng trực tràng xem có nằm đúng vị trí và hoạt động bình thường hay không.
Bước 4 : Kết luận và chuẩn đoán bệnh
Kết thúc quy trình khám âm đạo, bác sĩ sẽ đưa các mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm, từ đó sẽ phát hiện ra bệnh mà bạn đang mắc phải và có phương pháp điều trị phù hợp.
Một số lưu ý khi đi thăm khám âm đạo
Để việc khám âm đạo được đạt kết quả tốt, phái nữ cần lưu ý những vấn đề sau:
– Cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách trước khi thực hiện khám âm đạo.
– Kiêng quan hệ tình dục trước khi đi thăm khám âm đạo.
– Không khám âm đạo khi đang đến kỳ kinh nguyệt.
– Không tự ý thụt rửa âm đạo khi không có sự chỉ định của bác sĩ
– Nên mặc trang phục thoải mái khi đi khám âm đạo.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ tại phòng khám Thái Hà về những cách khám âm đạo ở phụ nữ. Để đẩy lùi những bệnh lý phụ khoa, chị em phụ nữ cần chủ động đề phòng và có biện pháp bảo vệ bản thân mình trước những dấu hiệu bất thường ở âm đạo.