Tìm hiểu về bệnh polyp hậu môn: Nguyên nhân và cách nhận biết
Bệnh Polyp hậu môn do những khối u lồi hình tròn hoặc hình elip có cuống, có khả năng di chuyển trong đường ruột – các khối u này được hình này do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc hậu môn. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm cách nào để phòng tránh.
Polyp hậu môn có nguy hiểm không?
Polyp hậu môn có nguy hiểm không? Polyp nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành khối u ác tính, nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể:
- Ung thư đại trực tràng: Hầu hết polyp là lành tính những nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng tiến triển thành ác tính gây ung thư đại trực tràng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Theo thống kê, có tới 80% số bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng xuất phát từ bệnh polyp hậu môn.
- Gây ra các vấn đề về đường ruột: Khi khối polyp phát triển quá lớn sẽ khiến không gian trong ống hậu môn trở nên chật trội hơn và không có lợi cho sự bài tiết chất thải, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện.
- Sa trực tràng: Nếu số lượng polyp quá nhiều hoặc có khối lượng lớn sẽ gây giãn niêm mạc, dần dần tách ra khỏi bề mặt cơ và sa xuống. Khi đi đại tiện, người bệnh thường dùng sức để rặn đẩy khối phân ra ngoài hoặc do sự kích thích nhu động ruột làm giãn lớp niêm mạc xung quanh polyp, dẫn đến biến chứng sa trực tràng.
- Di truyền: Bệnh polyp hậu môn có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái nếu như không được điều trị triệt để.
Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh polyp hậu môn là gì?
Dấu hiệu nhận biết
Những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh Polyp hậu môn không quá rõ ràng, người bệnh phải chú ý quan sát nếu không có thể nhầm sang những bệnh về đường tiêu hóa. Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết của bệnh polyp hậu môn.
- Đại tiện buốt và đau rát bên trong hậu môn.
- Đại tiện ra máu: Đại tiện ra máu là dấu hiệu polyp hậu môn rõ rệt nhất. Nhiều trường hợp, người bệnh chỉ có dấu hiệu đại tiện ra máu duy nhất, không bị táo bón máu cũng chảy. Máu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh, không chảy nhỏ giọt như bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn…
- Đi ngoài ra phân lỏng: Đây là dấu hiệu polyp hậu môn khi khối polyp nằm ở vị trí trực tràng thấp, sát với hậu môn. Đặc biệt, khi polyp phát triển to có thể gây nên hội chứng ruột kích thích khiến cho bệnh nhân bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng.
- Đau bụng: Khi khối polyp phát triển quá lớn sẽ chèn ép lên các bộ phận khác trong đường ruột, có thể gây bán tắc ruột hoặc bán tắc hoàn toàn ở ruột, khi đó người bệnh thường bị đau bụng dữ dội do bị tắc ruột.
- Triệu chứng toàn thân: Những người bị bệnh polyp thường có triệu chứng toàn thân như: Sốt, nôn, thiếu máu, chân tay mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
- Trực tràng sa ngoài hậu môn tương tự sa búi trĩ (trong trường hợp cuống Polyp ở cuối trực tràng).
Để Xác định bạn có bị polyp hậu môn không một cách chính xác nhất, bạn có thể đi nội soi trực tràng. Đây là cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất: có xuất hiện bề mặt Polyp truyền tròn, màu hồng sáng, có nhung mao, u tuyến có dạng hoa súp lơ với cuống màu đỏ.
Nguyên nhân dẫn đến polyp hậu môn
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh Polyp hậu môn là:
- Do di truyền: Polyp hậu môn do gen đột biến có khả năng truyền từ bố mẹ sang con, không phân biệt giới tính. Nguy hiểm hơn, Polyp hậu môn do di truyền sẽ tiềm ẩn ác tính cao.
- Do tổn thường ngoài hậu môn: Những tổn thương ngoại hậu môn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển vào trong hậu môn, gây tổn thương hậu môn và dẫn đến Polyp hậu môn. Thường gặp nhất trong trường hợp này là apxe hậu môn.
- Do thói quen ăn uống không hợp lý: Khẩu phần ăn nhiều thực phẩm có tính acid dẫn đến Polyp hậu môn tính u tuyến.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến bệnh Polyp hậu môn, thường gặp nhất là tắc tĩnh mạch hậu môn (dẫn đến thiếu máu, thiếu dinh dưỡng đến hậu môn), cong hoặc hẹp ống hậu môn, do vi khuẩn lao.
>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh polyp hậu môn
Cách phòng tránh bệnh polyp hậu môn
Để phòng tránh bệnh Polyp hậu mộn các bạn cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt dưới đây:
Chế độ ăn uống phù hợp góp phần quan trọng trong việc phòng tránh bệnh Polyp hậu môn:
Ăn nhiều nhau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng. Nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như khoai lang, rau lá xanh (rau cải bó xôi, rau cải xoăn) giúp làm mềm phân tự nhiên…
Tránh xa các loại thực phẩm gây táo bón như ổi, chuối xanh… sẽ làm bệnh Polyp hậu môm thêm nghiêm trọng, gây đau đớn cho người bệnh.
Uống nhiều nước, duy trì uống đủ 2 lít nước/ngày.
Chế độ sinh hoạt: luôn giữ hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, không làm gì gây kích ứng, tổn thương vùng hậu môn.
Bệnh polyp hậu môn là chứng bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chúng nguy hiểm, trong đó có ung thư trực tràng. Vì vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.