Nhận biết và điều trị bệnh trĩ ngoại ngay tại nhà

Bệnh trĩ ngoại là căn bệnh có tỷ lệ mắc khá cao. Nếu bệnh được điều trị sớm và kịp thời thì sẽ có thể điều trị dứt điểm và dễ dàng. Ngược lại, nếu bệnh để lâu không được điều trị thì có thể sảy ra biến chứng, gây ảnh hưởng tới người bệnh. Vậy làm sao nhận biết được bệnh trĩ ngoại để điều trị bệnh sớm. Dưới đây là một số triệu chứng giúp xác định bệnh trĩ và phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất

Nhận biết và điều trị bệnh trĩ ngoại

Nhận biết và điều trị bệnh trĩ ngoại

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ.

Chảy máu hậu môn: Lúc đầu, máu xuất hiện với số lượng tương đối ít và tần suất thưa thớt. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện hậu môn chảy máu khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc nhìn thấy tia máu trong phân.
Sau này, tình trạng chảy máu hậu môn ngày càng gia tăng với số lượng máu ngày một nhiều. Thậm chí, mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân có thể cảm thấy máu chảy rõ ràng.
Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra và bị đông lại trong lòng trực tràng, từ đó dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu cục.
Sa búi trĩ: Tùy theo mức độ trĩ sa, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trĩ sa ở mức độ nhẹ (độ 1-2) sẽ gây quá nhiều cản trở trong quá trình sinh hoạt.
Nhưng đối với trĩ sa cấp độ 3 trở lên, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện hoặc khi cần di chuyển nhiều, làm việc nặng. Với trĩ sa mức độ 4, cảm giác khó chịu xuất hiện với tần suất cao hơn và gây nhiều cản trở trong sinh hoạt.
Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể đau nhưng không cộm, vướng. Búi trĩ đau khi bị tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn.
Bệnh nhân còn có nguy cơ xuất hiện ổ áp xe đi kèm, thường nằm ngay dưới lớp niêm mạc và trong hố ngồi – trực tràng… gây đau đớn, khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh trĩ sẽ có biểu hiện chảy dịch nhày ở hậu môn và các triệu chứng bệnh lý đi kèm khác như viêm trực tràn, u trực tràng, viêm da quanh hậu môn,…
Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ ngoại, hiện tượng này gây nên do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện. Sau một thời gian thì biểu hiện này càng nặng thêm khi hậu môn trở nên đau rát khi đi đại tiện hoặc có hoạt động mạnh.

Lớp da bên ngoài hậu môn lồi lên: khi hiện tượng các nếp gấp hậu môn sưng to, đau rát trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến lớp da bên ngoài hậu môn lồi lên. Hiện tượng này gây nên đau dớn cho người bệnh khi các tế bào quanh hậu môn xơ cứng và sự co thắt của cơ vòng hậu môn.

Nứt kẻ hậu môn: các cục máu đông xuất hiện, các cục máu đông trở nên sưng phồng và gây đau rát cho người bệnh. Hiện tượng này xảy ra trong một thời gian ngắn rồi hết, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây nên hiện tượng nứt kẽ hậu môn.

Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ ngoại, hiện tượng này gây nên do các dịch bẩn đọng lại trên hậu môn sau khi đi đại tiện. Sau một thời gian thì biểu hiện này càng nặng thêm khi hậu môn trở nên đau rát khi đi đại tiện hoặc có hoạt động mạnh.

Cách làm co búi trĩ ngoại: chữa bệnh trĩ ngoại

Chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.
Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.
Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Nước ấm không chỉ có tác dụng làm sạch mà còn giúp giảm đau, lưu thông khí huyết và giảm bớt khó chịu do bệnh trĩ.

Cách thực hiện: bạn hãy lấy một chậu nước, pha thêm nước sao cho đủ ấm rồi dùng để ngâm hậu môn khoảng 20 phút. Thực hiện như vậy mỗi ngày rất tốt để chữa bệnh trĩ tại nhà hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng.
Hướng dẫn bài tập thể dục chữa bệnh trĩ
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn không những giúp nâng cao sức khỏe mà còn là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Đối với bệnh trĩ, việc tập thể dục là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh không nên tập nặng, những bài tập nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, thể dục thẩm mỹ… sẽ giúp bạn chữa trị bệnh trĩ hiệu quả hơn. Một số bài tập làm co búi trĩ:
Bài tập co thắt cơ hậu môn
Chỉ với vài thao tác cơ bản dưới đây, bạn có thể luyện tập bài tập này ở mọi lúc mọi nơi. Bạn hãy nhớ kỹ những bước dưới đây để thực hiện cho đúng nhé:

Bài tập thể dục chữa bệnh trĩ
Bước 1: Bạn cần thả lỏng để cơ thể thoái mái nhất, sau đó tập trung chú ý vào vùng ổ bụng.
Bước 2: Hít một hơi thật sâu, kẹp chặt cả hai bên mông và đùi thực hiện co thắt hậu môn như khi nhịn đại tiện; lưỡi uốn lên hàm trên.
Bước 3: Giữ nguyên trạng thái, nín thở khoảng 10 giây rồi thở ra từ từ, thả lỏng cơ thể cho cơ hậu môn trở về trạng thái bình thường, đồng thời lưỡi cũng hạ xuống.
Bước 4: Nghỉ khoảng 30 giây rồi tiếp tục tập luyện. Mỗi lần nên tập từ 20 – 30 nhịp, tập càng nhiều lần càng tốt.
Tác dụng: Bài tập giúp tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn. Nếu ai mới bị búi trĩ lòi ra ngoài thì bài tập này cũng rất phù hợp. Tư thế bài tập có thể là nằm, ngồi hoặc đứng đều được.
– Bài tập vùng đan điền
Thêm một bài tập chữa bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua đó chính là bài tập vùng đan điền. Để thực hiện bài tập này thành công thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các cơ. Theo dõi hướng dẫn chi tiết qua 4 bước dưới đây:
Bước 1: Bạn có thể nằm trên giường hoặc trên thảm tập theo sở thích. Chú ý hai chân duỗi thẳng, tay đặt song song với phần thân.
Bước 2: Mắt nhắm hờ, tập trung tất cả suy nghĩ về vùng đan điền, hít thở sâu đồng thời thót hậu môn, hai bàn tay co lại, cắn chặt hai hàm răng, các ngón chân cong lên hướng về phía trên.
Bước 3: Giữ chặt những tư thế này từ 5 – 7 giây, thở ra từ từ và thả lỏng toàn thân. Nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 – 2 phút rồi thực hiện tiếp.
Bước 4: Thực hiện những lần tập theo tương tự. Mỗi ngày nên dành 30 phút để thực hiện.
Tác dụng: Giúp cơ thể tự có phản ứng thắt hậu môn. Nếu búi trĩ tự sa ra ngoài thì bài tập này sẽ giúp búi trĩ dễ dàng co lại.
Lưu ý: Cách xác định vùng đan điền đó chính là vùng bụng dưới gần xương mu. Vị trí này là nơi tập trung khí của cơ thể.
– Bài tập nâng hậu môn
Bài tập thể dục nâng hậu môn hỗ trợ trị bệnh tr
Bài tập thể dục này bạn có thể áp dụng ngay tại nơi làm việc vào những lúc rảnh rỗi. Quan sát những thao tác cần thiết để thực hiện:
Bước 1: Ngồi lên ghế vắt chéo chân và hai tay chống eo, sau đó đứng lên và thực hiện nhót hậu môn.
Bước 2: Đợi khoảng 5 giây sau thì thả lỏng cơ thể. Những lần kế tiếp thì làm tương tự.
Tác dụng: Bài tập giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thêm chất xơ, không ăn đồ cay nóng
  • Có chế độ sinh hoạt điều độ: đi cầu không được ngồi quá lâu, luôn giữ hậu môn sạch sẽ
  • Không được đứng lâu, ngồi lâu một tư thế. Nếu tính chất công việc phải đứng ngồi quá lâu, hãy đứng dậy đi lại, vận động khi có thể.
  • Tập thể dục thường xuyên, hằng ngày

Trên đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết cũng như cách chữa bệnh trĩ ngoại đơn giản mà hiệu quả. Người bệnh ần chú ý quan sát và đưa ra cách diều trị phù hợp nhất đối với tình trạng bệnh của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *