Dấu hiệu nhận biết từng cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia làm nhiều cấp độ với các giai đoạn phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn, mỗi cấp độ lại có những đặc điểm, triệu chứng khác nhau với cách điều trị cũng khác nhau. Vậy cách phân biệt từng giai đoạn, cấp độ của bệnh trĩ như thế nào và làm sao để phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.
Các dạng bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính là: trĩ nội – trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:
Trĩ nội
Là dạng bệnh trĩ có búi trĩ ở bên trên đường lược, bên trên thanh hậu môn, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Các búi trĩ nội không có thần kinh cảm giác nên người bệnh thường không thấy đau. Trĩ ngoại
Búi trĩ hình thành bên dưới đường lược, bên ngoài thành hậu môn vì thế rất dễ nhận biết. Bệnh trĩ ngoại có nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất dễ gây cho người bệnh cảm giác đau đớn.
Trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp hay trĩ tổng hợp là sự có mặt đồng thời của cả trĩ nội và trĩ ngoại trong cùng một giai đoạn. Đây là tình trạng phức tạp và khó chữa nhất của bệnh trĩ.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia ra làm 4 giai đoạn phát triển tương ứng với 4 cấp độ: trĩ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Mỗi cấp độ lại có những biểu hiện, triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh trĩ cấp độ 1: Các phát hiện là đi đại tiện ra máu, đau rát hậu môn và tình trạng táo bón sảy ra thường xuyên
Giai đoạn 2: Khi đi đại, máu chảy ra nhiều hơn, tình trạng đau rát kéo dài. Ở giai đoạn này, búi trĩ đã bắt đầu xuất hiện khiến người bệnh cảm giác vứng víu, khó chịu ở hậu môn.
Giai đoạn 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, khi đại tiện xong thì người bệnh phải dùng tay ấn búi trĩ thì nó mới vào trong được. Lúc này, máu chảy nhiều hơn, có thể thành giọt, thành tia.
Giai đoạn cuối: Búi trĩ sa ra hoàn toàn ngoài hậu môn gây vướng víu. Tình trạng ẩm ướt, ngứa ra diễn ra thường xuyên. Búi trĩ dễ bị cọ sát gây chảy máu, đau nhức.
Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại
Đối với bệnh trĩ ngoại, búi trĩ ở bên rìa hậu môn, rất dễ phát hiện và điều trị sớm. Búi trĩ ngoại có màu đỏ sẫm, rất khó để bị chảy máu, người bệnh thường có cảm giác đau rát khi ngồi. Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ ngoại cũng chia thành 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1, 2- giai đoạn bệnh nhẹ: Người bệnh thường có cảm giác hậu môn bị cộm, vướng vì búi trĩ hình thành. Tình trạng đau rát sảy ra thường xuyên khi búi trĩ bị có sát.
Cấp độ 3, 4- giai đoạn bệnh nặng : Với cấp độ bệnh trĩ này thì búi trĩ lớn và nằm ở ngay lỗ hậu môn, gây khó khăn khi đi đại tiện. Mùi hôi, hậu môn ẩm ướt, ngứa rát, chảy máu cũng diễn ra thường xuyên hơn.
Cách phòng ngừa và chế độ ăn uống cho người bị bệnh trĩ
Chế độ sinh hoạt khoa học
Thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ như đi bộ, tập yoga, cầu lông,…
Không ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu do tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu thì hãy tạo thói quen đi lại vân động 1-3 phút sau mỗi tiếng làm việc.
Hạn chế làm việc quá căng thẳng, quá nặng nhọc.
Bổ sung chất xơ và nước
Các bạn cần biết rằng táo bón chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hàng đầu, tình trạng này xảy ra chủ yếu là do các bạn không cung cấp đủ chất xơ, nước cho cơ thể. Tức là các bạn ăn nhiều nhiều thịt mà lại ăn ít hoặc không ăn rau xanh, trái cây, uống quá ít nước…
Do đó, để phòng chống bệnh trĩ các bạn cần phải tránh để cơ thể bị táo bón. Điều này có nghĩa là các bạn cần giảm lượng thịt và tăng lượng rau củ quả nạp vào cơ thể.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tăng cường bổ sung nước – khoảng 2 lít nước/ ngày. Các bạn có thể sử dụng nước lọc, nước canh, nước hoa quả…
Chính vì vậy, để phòng chống bệnh trĩ các bạn cần tăng cường đi lại vận động, không ngồi hoặc đứng lâu 1 chỗ. Nếu như các bạn đang làm các công việc chẳng hạn như lái xe, may, làm văn phòng… thì hãy cố gắng đùng lên đi lại vận động nhẹ nhàng sau khoảng 1h làm việc.
Thói quen đại tiện khoa học
Việc duy trì thói quen đại tiện không khoa học chẳng hạn như thường xuyên nhịn đại tiện, ngồi lâu khi đại tiện, căng thẳng hay rặn mạnh khi đại tiện… chính là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Chính vì vậy, ngoài các phương pháp phòng chống bệnh trĩ trên đây, thì các bạn cần phải tạo cho mình 1 thói quen đại tiện hoa học. Tức là các bạn không được nhịn đại tiện mà cần đi đại tiện đều đặn mỗi ngày (nên tập thói quen đại tiện vào 1 khung giờ nhất định), không rặn mạnh, ngồi lâu hay căng thẳng khi đại tiện…
Hãy nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện. Ngoài ra, để phòng chống bệnh trĩ, các bạn cũng cần tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Trên đây là một số thông tin về các cấp độ của bệnh trĩ mà chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với Phòng khám đa khoa Thái Hà, địa chỉ số 11, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Hoặc bạn có thể kích chuột vào ô bên dưới để được tư vấn miễn phí từ bác sĩ chuyên khoa.